This site is created at the Nethouse site-building service. Would you like to have a similar one?
For the site owner

Тэг: bat dong san

Thuế đất tăng nhà đầu tư tìm mua bất động sản nhà phố

Thông tin Hà Nội điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố khiến người dân Thủ đô, đặc biệt là giới đầu tư sốt sắng tìm mua bất động sản nhà đất. 

 

Theo Quyết định số 06/2019 QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ số điều chỉnh giá đất sẽ tăng từ 1,2 đến cao nhất là 2,3 lần thuộc các quận nội thành và các quận liền kề trung tâm.


Ông Phạm Thanh Hưng, chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản nhà phố Hà Nội sẽ chứng kiến mức tăng trưởng và thiết lập mặt bằng giá mới, đặc biệt tại các dự án có sản phẩm nhà gắn liền với đất.


Giá bất động sản nhà phố có thể tăng 30%


Thị trường bất động sản nhà phố - liền kề (là một trong những sản phẩm bất động sản có gắn với quyền sử dụng riêng về đất mà dân đầu tư thường gọi là nhà mặt đất, như: Nhà phố, Liền kề, Biệt thự, Đất nền…) những năm gần đây liên tục “khát” nguồn cung, đặc biệt tại các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM.


Mức giá của loại hình bất động sản này tại những khu vực trung tâm luôn đắt giá, được xem là bất động sản cho giới siêu giàu, vì giá trị đầu tư cao, nhưng cũng đem lại những món lợi nhuận kếch xù.


Tại Hà Nội, sau khi Thành phố công bố quy hoạch, theo đó, hạn chế cấp phép các dự án thấp tầng ở nội đô, thì nguồn cung dự án nhà đất có vị trí “dát vàng” không còn tại 4 quận trung tâm, khách hàng chuyển qua “săn” đất tại các quận liền kề như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai,… những nơi vẫn còn quỹ đất để xây dựng các dự án có tính quần thể, và đặt biệt, có sản phẩm nhà mặt đất.


Nhà phố những tháng qua tại Hà Nội đã tăng giá đáng kể, mức tăng 3-5% tại quận Cầu Giấy và Đống Đa. Các quận khác như Nam Từ Liêm, Hoàng Mai cũng có mức tăng đạt mức 2,5 - 3%. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia bất động sản, điểm thú vị đối với nhà phố tại thị trường Hà Nội trong quý III/2019, là những quận đã thiết lập mặt bằng giá cao ngất ngưởng như Ba Đình, Hai Bà Trưng đều ghi nhận biên độ tăng giá thấp nhất, dao động từ 2 - 2,8%. Ngược lại, những quận lân cận trung tâm lại có biên độ tăng lớn hơn.


Thông tin về việc thành phố Hà Nội ra quyết định điều chỉnh giá đất tăng khiến người dân Hà Nội, đặc biệt giới đầu tư sốt sắng tìm mua bất động sản nhà đất. Cụ thể, hệ số K đối với 4 quận nội thành cũ là 2,3; các quận còn lại từ 1,85 - 2,05; các huyện dao động từ 1,2 - 1,4.


Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 98/KH-UBND để điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn trong 5 năm tới, từ 2020 đến 2024.


Trước những thông tin này, chuyên gia bất động sản Phạm Thanh Hưng nhận định: “Thị trường sẽ chứng kiến giao dịch sôi động và sự tăng trưởng của bất động sản nhà mặt đất, đặc biệt là các sản phẩm nhà phố của các dự án lớn. Những quận nội thành vẫn sẽ giữ đỉnh giá, có tăng nhẹ. Riêng các quận giáp ranh sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tôi đánh giá, mức giá bất động sản nhà phố có thể tăng 20% - 30% trong thời gian tới. Nếu nhìn lại, thì trong chu kỳ 10 - 15 năm qua, mức tăng 200 - 300% đã rất nhiều dự án đạt và vượt”.


Nhà đất: Giá trị “thặng dư” từ đất và… hơn thế nữa


Để trở thành một nhà đầu tư bất động sản thành công, trước hết, các nhà đầu tư cần xác định rõ mục đích đầu tư của mình. Ví dụ như, mục đích để khai thác và thu nhập dòng tiền, hay mục đích để chờ lãi vốn? Những sản phẩm hiếm hoi có được cả hai thì được gọi là lợi nhuận kép. Và sản phẩm nhà phố thương mại là loại đặc trưng nhất.


Những năm gần đây, giới giàu và siêu giàu lựa chọn bất động sản nhà đất nằm trong đại dự án, các khu đô thị vì đáp ứng được mọi nhu cầu và an ninh đảm bảo. Và vì điều quan trọng nhất, đó là cơ hội kinh doanh khai thác cũng như lãi vốn trong tương lai là rất cao. Nói ví dụ, nếu như nhà phố ở trung tâm hiện đang khoảng 500 - 700 triệu đồng/m2, để tăng lên gấp đôi sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể do hạ tầng quá tải. Nhưng với mức giá 100 - 150 triệu đồng/m2 ở quanh Vành đai 3, thì khả năng tăng gấp đôi trong vài năm là khá hiện thực.


Theo ông Phạm Thanh Hưng, việc bất động sản nhà đất dự án không đơn thuần là vì “tấc đất tấc vàng” mà điều quan trọng làm nên giá trị “thặng dư” của loại hình bất động sản này là giá trị vô hình từ cộng đồng – một trong những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống.


Giá trị “thặng dư” từ cộng đồng thậm chí nhiều khi còn giúp gia tăng giá đất lên gấp nhiều lần, nếu chủ đầu tư biết xây dựng và phát triển dự án trở thành một nơi đầy sức sống và sầm uất.


Đó là lý do mà nhiều dự án đã trở thành bảo chứng, thành điểm đến, thành sự lựa chọn ưu tiên số 1 cho bất cứ ai khi nghĩ đến một cuộc sống thực sự chất lượng. Người ta chọn Vinhomes Riverside (Long Biên, Hà Nội) để tận hưởng cuộc sống thảnh thơi, nghỉ dưỡng; người ta chọn Ciputra Tây Hồ Tây để sống trong một cộng đồng thành đạt, văn minh; chọn Gamuda Gardens (Hà Nội) hay Celadon City (TP.HCM) để sống xanh trọn vẹn;…  


Mới đây nhất, tại Hà Nội, Bitexco Group – một chủ đầu tư đã thành danh trong việc xây dựng bất động sản mang tính biểu tượng như Tháp tài chính Bitexco 68 tầng, có kinh nghiệm cả trong việc phát triển dịch vụ 6 sao (khách sạn JW Marriott) và xây dựng cộng đồng thịnh vượng (The Manor Hà Nội) đã giới thiệu ra thị trường dự án The Manor Central Park.


Dự án được quy hoạch và xây dựng để trở thành “Kỷ nguyên mới của 36 phố phường” – là điểm đến mới của người dân Hà Nội sầm uất, sôi động và thịnh vượng. Sau một thời gian khá dài ấp ủ, nay chính thức được ra mắt thông qua hệ thống phân phối của CenLand.

Tín dụng bất động sản chiếm hơn 19% tổng dư nợ nền kinh tế

Trong báo cáo vừa được Ngân hàng Nhà nước trình Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, các lĩnh vực rủi ro bat dong san và chứng khoán đều tăng so với cuối năm ngoái. Đặc biệt, tính đến tháng 8, tín dụng bất động sản tăng tới 14,58%.


Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30-9, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.


Đến tháng 8, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.

Đối với các lĩnh vực rủi ro, đến tháng 8, tín dụng đối với bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.


Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%. Tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%. Ước đến tháng 9, các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.


Đối với cho vay dự án BOT, BT, Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo hiện có nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu với dư nợ khoảng 53.000 tỉ đồng, có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.


Nhằm tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành ngân hàng hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, các cơ quan cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm huy động những nguồn vốn có tính chất dài hạn phù hợp với nhu cầu vốn dài hạn của các dự án. Mặt khác, các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng cần được tập trung xử lý.


Tính đến ngày 30-9-2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,86% so với cuối năm 2018. Về lãi suất, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định. Một số tổ chức tín dụng, bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn, đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.


Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; 6,6-7,3% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11% đối với trung và dài hạn.

Đại gia bất động sản Đồng Nai chi hàng tỷ đồng săn xe biển đẹp

Anh Ngô Ngọc Phụng (một dân kinh doanh bất động sản ở Đồng Nai) khiến nhiều người ngả mũ về độ chịu chơi khi sở hữu 12 chiếc xe máy biển số độc giá hơn 2 tỷ đồng và 2 chiếc ô tô biển lục quý giá cực đắt.


Thông tin anh Ngô Ngọc Phụng (sinh năm 1988) ở Đồng Nai chi hơn 2,6 tỷ đồng mua lại chiếc Mazda 3 biển lục quý 6 như Xe VietNamNet đưa tin cách đây vài ngày khiến giới chơi xe Việt không khỏi xôn xao.


Bất ngờ hơn, anh Phụng còn là chủ nhân của bộ sưu tập xe máy biển số đẹp khủng nhất nhì ở Đồng Nai.


Trao đổi với phóng viên Xe VietNamNet, anh Phụng cho biết: “Tôi bắt đầu sưu tầm xe biển số đẹp từ 3 năm trở lại đây. Chính bản thân tôi cũng không thể lý giải được vì sao lại đam mê những con số đến vậy. Chỉ biết rằng khi nhìn thấy một chiếc xe biển số đẹp, mình thích là mình phải tìm cách có được”.


Hiện tại, anh Phụng đang sở hữu bộ 12 chiếc xe máy số, tay ga và hai chiếc xe ô tô biển số đẹp. Trong đó, anh Phụng cho biết có 2 chiếc xe tay côn Exciter, 1 chiếc xe số Wave RSX và 9 chiếc còn lại là xe tay ga Honda SH, Air Blade và Vision.


Chiếc xe máy biển đẹp đầu tiên anh sở hữu là chiếc Exciter 150 biển 60-B5-66666. Chiếc đắt nhất là Honda SH biển 63-B8-55555 Tiền Giang với giá 500 triệu đồng.


“ Làm nghề kinh doanh nên tôi cũng khá tín những con số may mắn. Chính vì thế trong bộ sưu tập xe không thể thiếu biển số lộc phát ngũ 8 hay ngũ 6. Đặc biệt có chiếc Honda Wave RXS biển 60-C1-88888 đem lại khá nhiều may mắn cho tôi kể từ khi tôi sở hữu nó”, anh Phụng chia sẻ.


Dù không nhớ cụ thể tổng số tiền chi ra để mua xe nhưng theo anh Phụng ước tính hiện giá trị bộ 12 xe máy không dưới 2 tỷ đồng. Trong khi đó, nếu theo giá gốc của nhà sản xuất bán ra, tổng giá trị của những chiếc xe này chỉ khoảng 400-600 triệu đồng. Bộ sưu tập xe cũng rất hút các dân chơi, đam mê xe khác khi có không ít người muốn mua lại chúng với giá cao hơn rất nhiều.


Nói về hai chiếc xe ô tô biển số đẹp của mình anh Phụng hào hứng: “Ngoài chiếc Mazda 3 mới mua, chiếc Toyota Corolla Altis cùng được tôi mua lại từ một chủ xe ở Đắc Nông. Lúc mua chiếc Altis với giá 1,2 tỷ nhưng ngay sau đó, nhiều anh em đã trả giá lên 1,5 tỷ nhưng tôi không bán lại”.


Chưa dừng lại ở con số 12 xe máy hay 2 xe ô tô biển đẹp, anh Phụng cho biết anh vẫn sẽ tiếp tục mua xe biển đẹp nếu chiếc xe đó sở hữu bộ số anh thích. “Khi tìm được đầu mối xe biển đẹp thì cũng không quá khó để thuyết phục chủ xe bán lại nếu mình chịu trả giá cao”, anh nói.


Chi Bảo

Loạn giám đốc sàn bất động sản tự phong

Chung tự giới thiệu là giám đốc sàn bất động sản, nhưng thực tế chỉ là cộng tác viên cho một số đơn vị phân phối. 


Trên tấm danh thiếp dùng để giao dịch với khách hàng, đối tác, chức danh của anh Chung là giám đốc sàn. Tuy nhiên, anh Chung không đăng ký kinh doanh, không có nhân sự thường xuyên mà sử dụng cộng tác viên. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới địa ốc.


Sàn bất động sản của anh cũng không có trụ sở riêng mà gắn biển chung với một cửa hàng bán đồ thời trang trẻ em. Thời gian chủ yếu anh ngồi "làm việc", tiếp khách ở các quán cà phê. 


Tự nhận là giám đốc sàn bất động sản, song thực tế anh Chung vẫn đi cộng tác với các đại lý phân phối để bán hàng. "Giới thiệu là giám đốc sàn thì đi làm việc với khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư vấn dễ tư vấn vì được họ tin hơn", anh Chung lý giải. 


 Trong khi đó, một số môi giới bất động sản lại đóng nhiều vai khi làm việc, tư vấn với đối tác, khách hàng. Nếu gặp khách mua bất động sản thổ cư, nhà phố, anh Trường đưa tấm danh thiếp giám đốc sàn. Còn nếu gặp khách mua căn hộ chung cư, anh đưa tấm danh thiếp giới thiệu mình là trưởng nhóm kinh doanh của một sàn bất động sản lớn, đang phân phối dự án đó. Ngoài 2 nơi này, anh Trường còn cộng tác với vài sàn khác. Với mỗi nhóm khách hàng, anh lại "linh hoạt" sử dụng các chức danh khác nhau để giao dịch. 


"Có những người tự nhận là giám đốc sàn nhưng cùng lúc cũng cộng tác với 2-3 sàn khác bất động sản làm nhiễu loạn thị trường", đại diện CenGroup chia sẻ.


Tình trạng nở rộ các "giám đốc sàn tự phong" cũng khiến nhiều sàn bất động sản lớn đau đầu. Ông Vũ Cương Quyết, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất xanh Miền Bắc cho biết, tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho các sàn lớn trong việc quản lý thương hiệu doanh nghiệp mà còn khiến người mua như bị lạc trong "mê hồn trận". 


"Việc họ sử dụng thương hiệu của chúng tôi bán các dự án không phải của Đất Xanh miền Bắc phân phối có thể gây rủi ro lớn. Nếu dự án đó gặp vấn đề gì, chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng", ông Quyết nói, đồng thời cho biết từng có trường hợp này xảy ra. Doanh nghiệp này cũng liên tục nâng cấp hệ thống quản lý nhân viên môi giới, công khai thông tin trên website để khách hàng biết dự án nào do đơn vị này phân phối, song cũng khó để đảm bảo sự tuyệt đối. 


Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện cả nước có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, song chỉ 10% có chứng chỉ nghề, một tỷ lệ rất thấp. Đó là chưa kể năng lực hành nghề của những người có chứng chỉ cũng còn nhiều vấn đề. Ngoài ra, tình trạng tự nhận là giám đốc các sàn bất động sản theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký VARS cũng diễn ra rất phổ biến. 


Thực tế này đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản, rủi ro cho người mua. "Sự thiếu nghiêm túc, làm ăn chộp giật trong hoạt động môi giới là mầm mống, nguy cơ dẫn đến tình trạng thổi giá, lừa đảo và những biến động bất thường của thị trường bất động sản", ông Đính nhận định. 


Tuy nhiên, theo ông, việc quản lý hoạt động này hiện chưa đầy đủ khung pháp lý, người mua nhà cũng chưa có góc nhìn đúng đắn về vai trò của môi giới dễ dẫn đến tình trạng tự phát, tự phong nở rộ. 


Nguyễn Hà

Kim Oanh Group hợp tác chiến lược với OCB, CornerStone Việt Nam và Trung Hậu

Ngày 14-10-2019, Kim Oanh Group đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), đồng thời ký thỏa thuận hợp tác với Công ty CornerStone Việt Nam và Công ty cổ phần Xây dựng Trung Hậu.


* HỢP TÁC ĐỂ ĐI XA HƠN


Theo biên bản ký kết, OCB cam kết sẽ đồng hành và tài trợ vốn cho Kim Oanh Group trong hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển dự án bất động sản. Đồng thời, OCB cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và các gói tài chính hỗ trợ cho khách hàng mua sản phẩm tại các dự án của Kim Oanh Group với lãi suất ưu đãi.


Không chỉ đẩy mạnh mở rộng hợp tác với các đối tác uy tín, gia tăng sức mạnh cộng hưởng, gần đây Kim Oanh Group đang chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính để bước vào giai đoạn bứt phá toàn diện.


OCB là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hơn 200 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Hợp tác chiến lược với OCB sẽ giúp Kim Oanh Group đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho chiến lược phát triển sắp tới.


Trong khi đó, với thế mạnh về tư vấn, cung cấp dịch vụ quản lý và có mối quan hệ sâu rộng với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới, CornerStone Việt Nam sẽ hỗ trợ Kim Oanh Group phát huy hết tiềm lực sẵn có. Thông qua CornerStone Việt Nam, Kim Oanh Group cũng sẽ có thêm mối quan hệ với các đối tác và khách hàng nước ngoài, tăng cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Bởi CornerStone Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, từng làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia có cả trăm năm kinh nghiệm phát triển bất động sản như Savills Việt Nam, Indochina Properties, Ernst & Young, Hyatt và Starwood Hotels…


Còn Trung Hậu là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực tổng thầu thiết kế và thi công công trình công nghiệp tại Việt Nam. Hợp tác với Trung Hậu, Kim Oanh Group sẽ được cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế và xây dựng nhà xưởng chuẩn bị cho việc tham gia phân khúc bất động sản công nghiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp.


Hiện nay, Kim Oanh Group đang sở hữu quỹ đất hơn 500 ha tại những thị trường trọng điểm như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là một trong những lợi thế lớn để Kim Oanh tập trung phát triển các khu đô thị quy mô lớn từ 50 – 100 héc ta với hệ thống tiện ích khép kín trong thời gian tới.


* 16 DỰ ÁN CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI


Sau hơn 11 năm hình thành và phát triển, Kim Oanh Group đã phát triển hệ thống gồm 6 công ty thành viên, 9 chi nhánh với hơn 1.000 nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường bất động sản. Sắp tới, Kim Oanh sẽ mở rộng thêm một số chi nhánh mới nhằm giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.


Không chỉ đẩy mạnh mở rộng hợp tác với các đối tác uy tín, gia tăng sức mạnh cộng hưởng, gần đây Kim Oanh Group đang chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính để bước vào giai đoạn bứt phá toàn diện.


Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Kim Oanh Real (thành viên nòng cốt của Kim Oanh Group), cho biết việc hợp tác với OCB, CornerStone Việt Nam và Trung Hậu có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của Kim Oanh Group. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu bởi công ty vẫn đang tiếp tục đàm phán hợp tác với nhiều đối tác khác trong các lĩnh vực tài chính; xây dựng; phát triển bất động sản; quy hoạch, thiết kế kiến trúc; thương mại, dịch vụ…


“Thị trường bất động sản cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng Kim Oanh Group tự tin sẽ phát triển mạnh trong dài hạn nhờ nền tảng vững mạnh về tài chính, quỹ đất dồi dào và khả năng tiếp cận thị trường. Đặc biệt, việc bắt tay liên kết với các đối tác lớn và chuyên nghiệp như OCB, CornerStone Việt Nam cũng như Trung Hậu sẽ đưa thương hiệu Kim Oanh Group lên tầm vóc mới”, bà Oanh chia sẻ.


Bà Oanh cũng cho biết, từ nay đến năm 2020, Kim Oanh Group dự kiến sẽ triển khai 16 dự án với hàng chục ngàn sản phẩm nhà ở thuộc đủ mọi phân khúc thị trường như đất nền, nhà phố, shophouse, biệt thự và căn hộ. Đặc biệt, một khu đô thị thương mại - công nghiệp quy mô 106 héc ta sẽ được triển khai tại Bình Dương ngay trong năm nay để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất. 


Trên thực tế, thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2019, Bình Dương đã thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2018 và đứng thứ 3 cả nước. Tính lũy kế, hiện nay Bình Dương đang có hơn 3.600 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 33 tỉ USD. Tất cả biến Bình Dương thành “cứ điểm” sản xuất và làm gia tăng nhu cầu nhà xưởng của các doanh nghiệp. Đây chính là một cơ hội rộng mở cho Kim Oanh Group và các đối tác chiến lược khi bắt tay phát triển mảng bất động sản công nghiệp.


Nguyệt Vy

Bất động sản thấm đòn: Loạt dự án "chết lâm sàng" vì bị… siết tín dụng

Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vốn đã khốn lại càng khó hơn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động tìm nguồn vốn mới để tự “giải nguy” cho mình.


Nhiều dự án “đứng hình”


Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư 36 về hạn chế tín dụng vào bất động sản. Từ đó đến nay NHNN cũng đã nhiều lần điều chỉnh lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản. Điều này đã làm cho một số doanh nghiệp bất động sản phải “đuối sức”, nhiều dự án rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng”.


Đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản cũng nâng từ 150% lên 200%. Điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.


Theo tìm hiểu, vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư về trễ hẹn bàn giao nhà do... khát vốn. Điển hình như tại dự án Park Vista trên đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; dự án CT Plaza Nguyên Hồng (số 18 Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp) do Công ty Cổ phần Nguyên Hồng làm chủ đầu tư; dự án CT Home Bình Thạnh (số 471 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) do Công ty Cổ phần Xây dựng và Trang trí Nội thất Cát Tường làm chủ đầu tư...


Theo các khách hàng, họ đã nhiều lần khiếu nại chủ đầu tư nhưng chỉ nhận những lời hứa. Chủ đầu tư mong khách hàng thông cảm vì công ty gặp khó khăn, trong khi thị trường bất động sản bị siết dòng tiền, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch.


Cần chủ động tìm nguồn vốn mới


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản TPHCM đang vào giai đoạn vô cùng khó khăn do giao dịch ảm đạm, thủ tục pháp lý ách tắc, ngân hàng siết nguồn tín dụng. Hàng loạt dự án bất động sản rơi vào bế tắc, có dấu hiệu “chết lâm sàng”.


Ông Châu khuyến nghị doanh nghiệp bất động sản cần phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn vốn khác thay thế do ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.


Đồng thời, các doanh nghiệp luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường.


Ngoài ra, doanh nghiệp bất động sản cũng cần coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà, được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).


Đồng quan điểm với ông Châu, Tiến sĩ Bùi Quang Tín (Đại học Ngân Hàng TPHCM) cũng cho rằng, chính vì việc tiếp cận vốn ngân hàng khó hơn trước dù không phải là khó cho tất cả đối tượng mà chỉ khó cho một vài phân khúc, một vài chủ đầu tư nhưng sẽ tạo cơ hội cho nhiều chủ đầu tư, kể cả người dân cũng được mở ra hướng tiếp cận vốn mới giống như thị trường tài chính trên thế giới.


Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, cách thức mà các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang phát hành trái phiếu cũng là một cách để họ tiếp cận nguồn vốn mới. Và điều đó hoàn toàn phù hợp với thị trường hiện nay. Bởi vì, hơn 70% dòng vốn của hệ thống ngân hàng là dòng vốn ngắn hạn, nên nếu như dòng vốn đó cứ “chảy” vào thị trường bất động sản, kể cả các doanh nghiệp theo hình thức vốn ngắn hạn và cho vay trung hạn thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới rủi ro về kỳ hạn, rủi ro lãi suất.


Do đó hiện nay các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong cách tiếp cận dòng vốn mới. Đó là chưa kể ngoài trái phiếu doanh nghiệp ra thì họ còn có thể phát hành các cổ phiếu, cũng như có thể huy động vốn thông qua FDI, thông qua các hình thức sáp nhập và mua lại (M&A)…


“Thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay là một thời điểm thuận lợi để thị trường tài chính phát triển. Và đây cũng chính là một kênh huy động vốn rất tốt không chỉ là bây giờ mà còn trong thời gian tới, chính là điểm nổi bật, điểm tựa mới cho các doanh nghiệp bất động sản để sau đó họ có nguồn vốn trung, dài hạn chứ không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng”, Tiến sĩ Bùi Quang Tín nói.

http://phuocson.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1573&NewsViews=4953&language=vn-VN

http://phuocson.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1573&NewsViews=4953&language=en-US

Quế Sơn

Diễn đàn bất động sản Việt Nam 2019

Diễn đàn là một sân chơi lớn, vừa là nơi giao lưu học hỏi vừa là nơi trao đổi kinh nghiệm. Trong đó cũng bao gồm các nội dung gắn với tình hình thực tiễn, xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.


Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tới đây. Trước thềm diễn ra sự kiện, Reatimes ghi lại những chia sẻ của đại diện Ban Tổ chức - ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng).


"Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Năm 2018, Hiệp hội tập trung vào hai sự kiện lớn, cũng có những ý nghĩa tương tự Diễn đàn: Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam và Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Trong năm 2019, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 là hoạt động lớn nhất do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính VITV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng.


Mục tiêu chính của Diễn đàn là tạo một sân chơi lớn - là nơi giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Diễn đàn bao gồm các nội dung gắn với tình hình thực tiễn, xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Bởi thực chất, thị trường bất động sản gặp phải nhiều vướng mắc, từ cơ chế chính sách, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Diễn đàn lần 2 sẽ phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh thị trường năm 2019. Đồng thời, cũng đưa ra những dự báo, định hướng cho thị trường tiếp tục phát triển.


Về quy mô tổ chức, Diễn đàn lần 2 có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến đất đai, thuế, hành chính; các chuyên gia, nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản, xây dựng; cộng đồng doanh nghiệp.


Diễn đàn được tổ chức trong 1 ngày, phiên buổi sáng dự kiến sẽ có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với bài phát biểu tổng quan về thị trường và công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản.


Tiếp đó là bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam về tổng quan thị trường bất động sản trong năm 2019 và định hướng phát triển trong năm 2020. Tiếp đó là các phiên thảo luận xoay quanh các bất cập, khó khăn, vướng mắc, thời cơ và cơ hội mới cho thị trường trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Buổi chiều cùng ngày sẽ tổ chức hai phiên thảo luận mở với các chủ đề hấp dẫn của thị trường bất động sản.


Diễn đàn năm nay sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề nổi bật nhất của thị trường. Đầu tiên là cơ chế chính sách. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là “cục máu đông” trong giai đoạn 2018 - 2019 - điểm nghẽn của thị trường. Bằng chứng là tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM, thời gian qua số dự án mở bán mới rất ít. Nguyên nhân không phải do thiếu đất đai, thiếu quy hoạch mà trọng điểm vẫn là Nhà nước đang tổng rà soát lại các dự án đang triển khai.


Động thái này đã khiến các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản “chững lại” để xem xét. Một phần là họ lo sợ trách nhiệm nên mới “câu giờ” hoặc “đá bóng vòng quanh”. Điều này dẫn đến tình trạng dự án đầu vào của thị trường “nhỏ giọt”, kéo theo đầu ra năm 2019 và những năm tiếp theo rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hoá, thậm chí câu chuyện tăng giá, làm giá có thể xảy ra.


Tuy nhiên, giai đoạn này cũng chỉ mang tính chất cục bộ, không kéo dài như giai đoạn khủng hoảng của năm 2009. Từ thực trạng này có thể thấy, thị trường đang đi về phía giá trị thực. Tức là người mua có nhu cầu thực, người bán phải xem xét trên rất nhiều khía cạnh để quyết định giá trị sản phẩm của mình để bán trên thị trường. Từ đó, cũng có thể thấy rằng, khi thị trường mở bán dự án mới chắc chắn sẽ tiêu thụ tốt hơn.


Thứ hai là vấn đề thủ tục hành chính. Hiện nay, để xảy ra những bất cập về thực thi pháp luật, một phần lỗi do những người thực thi pháp luật thiếu chuyên nghiệp, sợ trách nhiệm và không theo kịp sự phát triển của thị trường. Đây là một những vấn đề phải cải thiện mạnh mẽ. Bởi minh chứng rõ ràng, có những dự án từ khi triển khai thực hiện đến khi mở bán phải qua rất nhiều khâu, công đoạn, tốn rất nhiều thời gian và phía sau là câu chuyện tốn kém nhiều kinh phí. Hậu quả khiến cho các nhà phát triển mất cơ hội đầu tư, mất thời cơ, nản ý chí.


Tồn tại nhiều bất cập như vậy, làm sao để tháo gỡ? Tại Diễn đàn bất động sản thường niên lần 2, chính các nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản sẽ hiến kế. Bên cạnh đó, các hiệp hội được mời tham gia cũng chia sẻ các giải pháp, tháo gỡ.


Cuối cùng là câu chuyện định hướng thị trường, Diễn đàn sẽ có nhiều bài viết, tham luận về một số lĩnh vực trong thời gian tới để thị trường tiếp tục phát triển tốt. Điển hình là thị trường condotel, mặc dù còn nhiều tồn tại bất cập về pháp lý song nhu cầu vẫn rất lớn. Với thị trường nhà ở, dư địa phát triển còn cao và cầu cũng lớn hơn cung. Bất động sản công nghiệp là một sân chơi mới. Xưa nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng nơi sản xuất trong khi đó những khu nhà ở công nhân lại chưa được chú ý. Có những tổ hợp hàng vạn công nhân nhưng thiếu nơi cư trú cho họ…


Tất cả những vấn đề đó sẽ được “mổ xẻ” tại Diễn đàn lần này. Mục tiêu cuối cùng của Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 vẫn là tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện tại cho thị trường bất động sản để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới"./.


Hồng Vũ (ghi)

Nhân viên bất động sản chết bất thường trong vườn điều ở Đồng Nai

Nam nhân viên môi giới bất động sản ở Đồng Nai dẫn khách đi xem đất thì mất tích, thi thể sau đó được tìm thấy trong một vườn điều.


Sự việc được phát hiện vào sáng nay tại một vườn điều thuộc xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.


Nạn nhân là anh Phạm Kế Thế (31 tuổi, ngụ Đồng Nai), là nhân viên môi giới bất động sản.


Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h sáng nay, một người dân đi vào vườn điều trên thì phát hiện thi thể nam giới nằm dưới đất, bên cạnh có một chiếc xe máy.


Sự việc ngay sau đó được trình báo cho cơ quan chức năng để điều tra. Đến 13h cùng ngày, công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang phong tỏa khu vực để khám nghiệm hiện trường.


Theo người thân của nạn nhân, vào ngày 16/10, anh Thế nói dẫn khách đi xem đất nhưng đến tối vẫn không về nhà, gọi điện thoại cho anh không nghe máy.


Tại hiện trường, thi thể nạn nhân còn mặc áo khoác, quần jean. Chiếc xe máy của nạn nhân vẫn dựng cách đó khoảng 10m, đang được khóa cổ.

Anh Thế có vợ và một con nhỏ, mới làm nhân viên môi giới bất động sản vài năm nay. Trước thời điểm xảy ra vụ việc nạn nhân vẫn khỏe mạnh, không gì bất thường.

Minh Tâm (Theo vietnamnet)

Bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long

Hạ Long được ví như thủ phủ du lịch miền Bắc, chiếm 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm lưu trú chất lượng.


Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong 5 tháng đầu năm tỉnh đã đón hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 14% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt trên 2,4 triệu lượt. Đây là con số ấn tượng trong tương quan cả nước đón gần 7,3 triệu lượt khách quốc tế cùng thời gian. Điều này cũng có nghĩa là hơn 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đặt chân tới Quảng Ninh.


Đặc biệt, không chỉ tập trung vào mùa du lịch hè cao điểm (tháng 5,6,7), du lịch Hạ Long còn tăng trưởng cả ở các tháng cuối năm, thu hút lượng du khách lớn đặc biệt là khách nước ngoài. Hạ Long đang phát triển du lịch cả 4 mùa.


 Du lịch tăng trưởng thường kéo theo nhu cầu về cơ sở lưu trú. Tuy nhiên, theo thống kê của CBRE, số lượng cơ sở lưu trú Hạ Long thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng, Nha Trang. Hạ Long mới chỉ có 6.921 căn trong khi Đà Nẵng là 18.110 căn và Nha Trang là 24.729 căn. Ngoài ra, khối khách sạn 5 sao tại Hạ Long đang đạt tỉ lệ ngày đêm lưu trú dài nhất là 2,25 đêm một khách, con số này tại khách sạn thấp sao hơn là khoảng 1,5-1,6 đêm một khách.


Tính đến tháng 6/2018, Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.304 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng với 20.564 phòng. Có 46 khách sạn và khu căn hộ 3-5 sao với 5.674 phòng, tăng 5 cơ sở, 366 phòng so với năm 2017. Số lượng khách sạn hạng từ 3-5 sao và căn hộ cao cấp chủ yếu tập trung ở trung tâm du lịch thành phố Hạ Long với 39 khách sạn. Giá phòng khách sạn hạng trên 3 sao dao dộng từ 30-150 USD một đêm tuỳ theo yêu cầu phục vụ. 


Khách nước ngoài đến Hạ Long đa phần có thời gian lưu trú ngắn, từ một đến 3 đêm. Chuyên gia lý giải rằng thiếu hụt cơ sở lưu trú là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tăng hiệu quả du lịch phải đi kèm với tăng chi tiêu, trong đó việc kéo dài thời gian lưu trú là điều kiện đầu tiên. Ngoài ra, khách du lịch cũng chú trọng đến việc sử dụng dịch vụ, tiện ích vui chơi giải trí đi kèm tại các khách sạn. 


Bất động sản Hạ Long đón hàng loạt "ông lớn"


Khai thác tiềm năng từ thị trường 7,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế ghé thăm mỗi năm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã coi Hạ Long cơ hội đế bứt phá. 


Với sự loạt công trình hạ tầng giao thông hoàn thiện, điều kiện đầu tư tại Hạ Long dần trở nên dễ dàng hơn. Những "ông lớn" bất động sản với loạt dự án nghìn tỷ ở Hạ Long có thể kể đến như Sungroup, Vingroup, FLC, HD Mon Holdings, Bim Group, Tuần Châu, Lạc Hồng,...


 Một doanh nghiệp bất động sản khác cũng gặp mặt trong danh sách đầu tư tại Hạ Long là Lạc Hồng với dự án căn hộ dịch vụ khách sạn 5 sao Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View tại Hòn Gai. 


 Theo đại diện chủ đầu tư, Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View thu hút khách hàng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, hệ thống tiện ích độc đáo, góp phần kiến tạo nên kỳ nghỉ dưỡng đẳng cấp cho du khách, tạo dấu ấn riêng với những trải nghiệm mới mẻ.


Dự án có nhiều tiện ích nổi bật như Skybar tầng 34, nhà hàng VIP ký gửi Cigar và rượu vang, khu massage xông hơi rộng tới 1.000m2, vườn thượng uyển trên cao, bể bơi tràn bờ, sảnh lounge sang trọng, 8 thang máy tốc độ cao...


Ngoài ra, khi đi vào vận hành, Ramada by Wyndham Hạ Long Bay View còn có hệ thống nhà hàng hải sản, chuyên phục vụ những món ăn mang phong vị biển cả; nhà hàng truyền thống cho người muốn khám phá ẩm thực địa phương; phòng tập Gym, Spa, Xông ướt xông khô, khu sục jacuzzi, sảnh Lounge...


 Ramada By Wyndham Hạ Long Bay View được chủ đầu tư áp dụng chính sách bán hàng đặc biệt nhiều. Với những người mua căn hộ dự án có nhu cầu vay vốn, Lạc Hồng hỗ trợ ưu đãi lãi suất bằng 0% cho 60% giá trị hợp đồng cho 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân, khách hàng không tham gia chương trình được chiết khấu 4% giá căn hộ. Trong trường hợp thanh toán sớm 95% giá trị căn hộ tại thời điểm ký hợp đồng mua bán, chủ đầu tư ưu đãi mức chiết khấu 2,5% một năm trên số tiền và số ngày trước tiến độ.


Đơn vị phát triển dự án - Công ty Hồng Quân cam kết lợi nhuận thuê căn hộ và trả trước năm đầu bằng 9,5% giá trị căn hộ để giúp khách hàng an tâm đầu tư. Những năm sau khách hàng nhận theo tỷ lệ phân chia 90:10, khách hàng hưởng 90%, đơn vị vận hành hưởng 10% lợi nhuận.


Hiện nay, Ramada by Wyndham Ha Long Bay View đang đi vào giai đoạn hoàn thiện cuối, dự kiến bàn giao vào tháng 12/2019 và khai trương vận hành thử ngay sau đó. Đây sẽ là khách sạn thứ 3 trong chuỗi khách sạn của Tập đoàn Wyndham tại Việt Nam. 


Trong giai đoạn này nhà đầu tư mua căn hộ còn có cơ hội sở hữu xe Mercedes-Benz C200 phiên bản 2019. Chương trình bốc thăm trúng thưởng nằm trong chuỗi hoạt động tri ân mà Công ty Hồng Quân dành tặng khách hàng. Theo chủ đầu tư, khách hàng mua căn hộ có thể lựa chọn hình thức tự đứng ra kinh doanh và thu về lợi nhuận hoặc ủy thác kinh doanh cho đơn vị quản lý cho thuê.


Thành Dương

Tắc đường chuyển nhượng bất động sản

Hơn một tháng gần đây, những người có nhu cầu chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là các sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai tại hai thị trường lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM như ngồi trên đống lửa. Nguyên do vì giá cả đã thỏa thuận, mọi thủ tục đã làm xong, nhưng khi đi nộp 2% thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng theo quy định thì cơ quan thuế “lắc đầu”... không thu.


Vậy là các hoạt động chuyển nhượng đình trệ, thị trường đã khó càng thêm khó. Không chỉ người dân có nhu cầu mà ngay cả các chủ đầu tư cũng bức xúc, bởi thời gian gần đây, lượng dự án đưa ra thị trường giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục phê duyệt xây dựng kéo dài. Nhiều doanh nghiệp tồn tại nhờ vào việc giúp khách hàng chuyển nhượng sản phẩm bất động sản.


Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có việc lạ đời này?


Tại Hà Nội, ngày 23/8/2019, Cục Thuế Thành phố ban hành Văn bản số 66508/CT-QLĐ về việc vướng mắc về kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.


Theo đó, các chi cục thuế quận, huyện đã không thực hiện việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với những giao dịch liên quan tới văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.


Lý do không thu thuế chuyển nhượng 2%, theo văn bản nói trên là nhà ở đã được chủ đầu tư bàn giao cho người mua và người mua đã sử dụng nên không còn thuộc khái niệm nhà ở hình thành trong tương lai. Do đó, không thể thu thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai!?


Còn tại TP.HCM, một văn bản do Chi cục Thuế quận 2 gửi doanh nghiệp mà người viết có được cho biết rằng, ngày 30/8/2019, UBND TP.HCM có Quyết định số 22/2019/QĐ-UBND ban hành bảng giá nhà ở, công trình kiến trúc trên địa bàn thay thế Quyết định

66/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012. Tuy nhiên, bảng giá này chưa ban hành giá đối với các loại hình chung cư, nhà xưởng, nhà làm việc, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Đồng thời, “đến nay Sở xây dựng cũng chưa ban hành bảng giá với các loại công trình trên nên chi cục thuế chưa có căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp trên”!


Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra từ các thông báo này của đại diện cơ quan thuế!


Với lý giải của Cục thuế Hà Nội về việc “nhà ở đã đưa vào sử dụng không thể coi là sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai”. Có thể thấy, từ Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/09/2015 hướng dẫn thi hành luật này đều có nội dung khẳng định đó là sản phẩm bất động sản hình thành trong tương lai nếu nó thỏa mãn điều kiện “Bên mua chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.


Tức là, kể cả đã vào ở, nhưng chưa làm “sổ đỏ” thì vẫn là nhà ở hình thành trong tương lai và nếu chuyển nhượng sẽ theo thủ tục với loại hình này.


Còn tại TP.HCM, câu hỏi đặt ra là nếu đến khi nào Sở Xây dựng chưa ban hành bảng giá với các loại hình bất động sản nào thì cả thị trường chuyển nhượng sản phẩm đó phải chờ đợi đến khi đó hay sao?


Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc kinh doanh của Công ty bất động sản Hà Đô cho biết, từ năm 2016 tới nay doanh nghiệp không ra được một dự án nào mới. Các hoạt động của doanh nghiệp này chỉ là hỗ trợ cho khách hàng mua dự án Centrosa tại quận 10. Giao dịch này giúp Công ty có phí giao dịch, khách hàng chuyển nhượng sản phẩm đã mua dự án, còn Nhà nước có khoản thuế 2% trên tổng giá trị sản phẩm chuyển nhượng. Tuy nhiên, đến nay thì hoạt động này hoàn toàn đình lại.


Tương tự, ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Hung Thịnh Corp cũng chung thắc mắc khi cho biết, cơ quan thuế các quận chỉ nói không thu khoản 2% này chứ không nõi rõ là vì sao không thu.


Xin nói thêm là chúng tôi đã mang câu hỏi về việc vì sao dừng triển khai thu phí chuyển nhượng 2% tới ông Lê Duy Minh, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM. Ông Minh cho biết, sẽ thông báo lại với báo chí về vấn đề này sau, nhưng rồi tới nay đã cả tuần trôi qua, mọi việc vẫn trôi trong im lặng.

Và doanh nghiệp, người dân thì vẫn chờ đợi… https://www.referralkey.com/bandatnendongnai